Thursday, September 12, 2013

Phản hồi lại bình luận của Chính phủ Việt Nam liên quan đến Thỉnh nguyện thư được nộp thay mặt cho Ông Lê Quốc Quân

KÍNH GỞI: NHÓM CÔNG TÁC VỀ VIỆC GIAM GIỮ TÙY TIỆN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
Ông Malick Sow (Senegal)
Ông Shaheen Ali (Pakistan)
Ông Vladimir Tochilovsky (Ukraine)
Ông Roberto Garretón (Chile)
Ông Mads Andenas (Norway)

HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC
Về trường hợp của
Lê Quốc Quân
(người thỉnh nguyện)
Với chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ngày 30 tháng 8 năm 2013

Phản hồi lại bình luận của Chính phủ Việt Nam liên quan đến Thỉnh nguyện thư được nộp thay mặt cho
Ông Lê Quốc Quân vào ngày 13/03/2013
Được gởi bởi:
Media Legal Defence Initiative
The Grayston Centre
28 Charles Square
London N1 6HT
Thay mặt cho:
Lawyers Rights Watch Canada
Lawyers for Lawyers
Access Now
Media Defence – Southeast Asia
Electronic Frontier Foundation
Reporters Without Borders
Frontline Defenders
English PEN
Avocats Sans Frontières Network
Index on Censorship
Article 19
Kính gởi Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc:
Chúng tôi cảm ơn quý vị đã gởi e-mail cho chúng tôi vào ngày 27/08/2013, truyền tải những phản ứng của chính phủ Việt Nam đối với Thỉnh nguyện thư liên quan đến việc giam giữ tùy tiện ông Lê Quốc Quân mà chúng tôi đã nộp đơn cho Nhóm Công Tác vào ngày 13/03/2013. Chúng tôi hoan nghênh cơ hội Nhóm Công Tác đã đáp trả lại những bình luận trong phiên làm việc hiện thời của Nhóm Công Tác.
Nhận xét của chúng tôi liên quan đến những bình luận của Chính phủ Việt Nam như sau.
Các tổ chức ký tên vào Thỉnh nguyện muốn tái khẳng định những thông tin nộp trong bản Thỉnh nguyện gốc và nhấn mạnh rằng không có thông tin nào trong những nhận xét của Chính phủ phản bác lại những dữ kiện và những kết luận trong pháp luật có trong Thỉnh nguyện.
Chính phủ Việt Nam dường như phủ nhận rằng tình trạng của ông Quân là sự giam giữ trái phép bằng cách, trong số những thứ khác, chỉ ra những điều luật và quyết định khác nhau của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ bắt và giam giữ ông Quân (xem ví dụ, đoạn 3.2 và 4 trong những ý kiến bình luận của chính phủ). Những tổ chức ký tên thừa nhận rằng việc chỉ dựa vào một số hình thức thủ tục không loại trừ Nhóm Công Tác xếp trường hợp giam giữ ông Quân vào danh mục II và III của những danh mục giam giữ tùy tiện theo như định nghĩa của Nhóm Công Tác. Chẳng phải vì tuân thủ theo đúng yêu cầu thủ tục hoặc những đòi hỏi trọng yếu của luật pháp trong nước có thể dập tắt được những quyền cá nhân được bảo vệ bởi ICCPR (Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị) và UDHR (Tuyên ngôn quốc tề nhân quyền) hoặc thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước để đảm bảo những quyền đó.
Thứ nhất, như được nêu chi tiết trong Thỉnh nguyện thư, và đặc biệt là phần IV, các tiểu mục B.1-B.5, ông Quân đã bị bắt và giam giữ vì thực hiện quyền tự do thể hiện ý kiến và ngôn luận, quyền tự do lập hội và quyền tham gia vào việc điều hành việc công. Thực tế chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam chính thức cung cấp những lý do khác để truy tố ông ta, trong trường hợp này là tội “trốn thuế”, như đã chứng minh bởi tuyên cáo của Chính phủ tại khoản 3.1, được dùng với vẻ bề ngoài là tạo ra sự đáng tin đối với những vụ việc này, không hủy hoại sự biện hộ này. Nếu không có bất cứ chứng cứ kết luận nào giải thích cho những nhận xét về việc trốn thuế của ông Quân, thì những tuyên bố của chính phủ không thể được thực hiện theo giá trị danh nghĩa, cũng chẳng thể làm mất uy tín của sự biện hộ của những tổ chức ký tên cho rằng những trường hợp thế này thường được chính phủ Việt Nam sử dụng để bịt miệng những lời chỉ trích chính phủ (xem mục IV, tiểu mục B.1 của Thỉnh nguyện), đã được sử dụng trong trường hợp ông Quân để ngăn chặn ông thực hiện các quyền của mình theo Điều 19, 21, 22 và 25 của ICCPR và Điều 19, 20 và 21 của UDHR.
Thứ hai, như được nêu chi tiết trong mục IV, các tiểu mục B.1-B.5 của Thỉnh nguyện, rõ ràng rằng quyền được xét xử công bằng của ông Quân đã không được tôn trọng trong suốt thời gian ông bị giam giữ. Trái ngược với những gì chính phủ Việt Nam cam đoan tại khoản 3.3 trong bình luận của họ, những yêu cầu được gặp mặt ông Quân tại nơi bị giam giữ của cả gia đình ông và luật sư của ông cứ lặp đi lặp lại hoài. Những yêu cầu này luôn bị từ chối. Một ví dụ từ chối yêu cầu thăm viếng của gia đình ông, vào ngày 5/5/2013, được đính kèm Phụ lục 1A và Phụ lục 1B. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Quân, đã chính thức than phiền về sự từ chối của nhà cầm quyền không cho gia đình thăm viếng nhiều lần. Một ví dụ về sự khiếu nại chính thức như thế, nộp vào ngày 29/05/2013, đính kèm như Phụ lục 2. Việc không cho phép sự thăm viếng của gia đình diễn ra cho tới tận hôm nay. Tất cả mọi yêu cầu gặp mặt từ phía luật sư của ông Quân cũng bị từ chối cho đến khi cuối cùng ông được phép cho gặp mặt thân chủ trong một cuộc thẩm vấn vào tháng 3/2013.
Thứ ba, thực tế là ông Quân đã được phép có luật sư hiện diện trong suốt quá trình thẩm vấn, như chính phủ chỉ ra trong đoạn 4 của bình luận, không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết theo luật nhân quyền quốc tế là mỗi một tù nhân cần có thời gian và cơ sở vật chất nhằm chuẩn bị sự biện hộ cho mình và quyền được liên lạc với luật sư mà không bị bất cứ sự hạn chế nào (xem mục IV, tiểu mục B.4 của Thỉnh nguyện). Nếu chỉ có sự hiện diện của luật sư trong quá trình thẩm vấn thì rõ ràng không đáp ứng được những biện pháp đảm bảo mà Điều 14 ICCPR và Điều 11 UDHR đã quy định. Hơn nữa, luật sư của ông Quân không được phép tiếp cận bất cứ báo cáo điều tra nào đã được soạn thảo sau những lần thẩm vấn này, cũng không được phép đụng đến bất kỳ tài liệu vụ án nào cho đến khi các cuộc điều tra đã có kết luận.
Thứ tư, việc không phóng thích ông Quân trong khi chờ xác định bản án hiện nay dường như tạo nên một sự vi phạm quyền tự do của ông ấy theo Điều 9 ICCPR và quyền được suy đoán vô tội theo Điều 14.2 ICCPR. ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã xác định trong Nhận xét chung số 32 rằng “không ai có thể được xem là có tội cho đến khi bản án được chứng minh vượt trên mô#t nghi ngờ hợp lý”.1
1: ủy ban Nhân quyền LHQ, Nhận xét chung số 32, Điều 14: Quyền bình đẳng trước Tòa án, và có một phiên tòa công bằng, CCPR/C/GC/32, 23/08/2007, khoản 30.
ủy ban cũng lưu ý trong trường hợp Albert Womah Mukong và Cameroon rằng:
“Lịch sử soạn thảo điều 9, khoản 1, khẳng định rằng tùy tiện không phải là được đánh đồng với trái pháp luật, nhưng phải được hiểu rộng hơn nhằm bao gồm nhiều yếu tố của sự không phù hợp, bất công, thiếu khả năng dự báo và theo đúng thủ tục của pháp luật… điều này có nghĩa là tạm giam theo việc bắt giữ đúng luật không chỉ cần phải theo đúng luật mà còn phải hợp lý trong mọi tình huống. Tạm giam trong ngục cần phải tiếp tục cần thiết hơn trong mọi tình huống.2
2: ủy ban Nhân quyền LHQ,Womah Mukong v. Cameroon, Truyền thông số 458/1991, CCPR/C/51/D/458/1991, 10/08/1994, khoản 9.8
Những tổ chức ký tên vào Thỉnh nguyện không nhân thấy bất kỳ hoàn cảnh nào khiến cho việc giam giữ ông Quân trước khi xét xử trở nên thỏa đáng, cần thiết và hợp lý.
Cuối cùng, các tổ chức đồng ký tên chỉ ra rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền có phiên tòa công bằng của ông Quân trong thời gian sau khi nộp Thỉnh nguyện thư tới Nhóm Công Tác của quý vị. Một ví dụ dễ dẫn ra đây là sự trì hoãn phiên tòa xử ông Quân vào phút cuối, mà dự kiến diễn ra vào ngày 9/7/2013. Như chính phủ nêu ra trong khoản 5 của bình luận, phiên tòa đã bị hoãn chỉ một ngày trước đó, vào ngày 8/7/2013.
Theo Điều 194 của Bộ luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam, một ngày xét xử mới cần được ấn định trong vòng 30 ngày sau đó. Tới nay vẫn không có ngày xét xử mới nào được xác định, gần hai tháng sau khi phiên tòa được lên lịch diễn ra và đã bị hủy bỏ.
Từ những điều đã nói trên và những đệ trình đã nêu trong Thỉnh nguyện thư ngày 13/03/2013, các tổ chức đồng ký tên trân trọng yêu cầu Nhóm Công Tác thúc đẩy sự xem xét trường hợp ông Quân và hoạt động như được yêu cầu trong mục VI của Thỉnh nguyện thư.
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu cần thêm bất kỳ thông tin bổ sung nào có thể hữu ích cho Nhóm Công Tác trong việc xem xét Thỉnh nguyện thư của ông Quân.
Thay mặt cho Lawyers Rights Watch Canada, Lawyers for Lawyers, Access Now, Media Defence – Southeast Asia, Electronic Frontier Foundation, Reporters Without Borders, Frontline Defenders, English PEN, Avocats Sans Frontières Network, Index on Censorship và Article 19.
Nani Jansen
Senior Legal Counsel
Media Legal Defence Initiative
T. +44 207 324 4765
nani.jansen@mediadefence.org
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/09/11/phan-hoi-lai-binh-luan-cua-chinh-phu-viet-nam-lien-quan-den-thinh-nguyen-thu-duoc-nop-thay-mat-cho-ong-le-quoc-quan/#sthash.7qnEzfuE.l0lYTsdm.dpuf
                                                                                                  Bản dịch của Hành Nhân (Defend the Defenders)

No comments:

Post a Comment