Wednesday, March 13, 2013

THÔNG CÁO BÁO CHÍ – 13 tháng 3 năm 2013


Hôm nay, một liên minh rộng lớn của các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi các tổ chức giám sát của Liên Hợp Quốc về tự cho bày tỏ và các quyền con người hãy can thiệp và bảo đảm thả ngay lập tức blogger và người bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân.

Lê Quốc Quân đã bị kiên giam trong tù kể từ khi ông bị bắt vào ngày 27 Tháng 12 năm 2012 về những cáo buộc trốn thuế. Ông đã được phép gặp luật sư của ông chỉ có hai lần và đã bị từ chối gặp gia đình ông.
Lê Quốc Quân từ lâu đã bị nhà chức trách Việt Nam đặt tầm ngắm vì công việc nhân quyền của ông. Là một luật sư, ông biện hộ cho nhiều nạn nhân của vi phạm nhân quyền, nhưng đã bị trục xuất ra khỏi luật sư đoàn trong năm 2007 vì nghi ngờ tham gia “hoạt động lật đổ chế độ”. Bất chấp những mối đe dọa như vậy, ông tiếp tục vận động nhân quyền và kết quả là ông đã bị bắt nhiều lần kể từ đó. Trong tháng 8 năm 2012, ông đã phải nhập viện sau khi bị đánh đập dã man gần nhà của mình bởi những kẻ tấn công không xác định. Vụ tấn công đã không được điều tra.
Các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Lawyers’ Rights Watch Canada, Lawyers for Lawyers, Access Now, Media Defence – Southeast Asia, Electronic Frontier Foundation, RSF, Frontline Defenders, English PEN, Avocats Sans Frontières Network, Index on Censorship và Article 19 đã yêu cầu Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do ngôn luận, những người bảo vệ nhân quyền và tự do lập hội, thay mặt cho Lê Quốc Quân, hãy tiến hành một cuộc can thiệp khẩn cấp với chính quyền Việt Nam.
Chi tiết trong bản kiến ​​nghị, liên minh lập luận rằng ông Lê Quốc Quân bị bức hại vì trang blog hợp pháp và ủng hộ nhân quyền của ông, việc này vi phạm quyền tự do phát biểu và tự do lập hội của ông. Họ lập luận xa hơn rằng Việt Nam vi phạm trắng trợn của các nguyên tắc trong Tuyên ngôn LHQ về Người Bảo vệ Nhân quyền.
Kiến nghị cũng đã gửi song song đến Nhóm công tác LHQ về Giam giữ Độc đoán, yêu cầu chính thức tuyên bố rằng Lê Quốc Quân bị giam giữ tùy tiện và yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức.
Cả hai kiến ​​nghị có thể được tải về từ trang web của Media Legal Defence Initiative: nhấn vào đây để tải lá thư cho Báo cáo viên đặc biệt và ở đây cho Nhóm công tác LHQ về giam giữ độc đoán.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
  • Nani Jansen, Senior Legal Counsel, Media Legal Defence Initiative: nani.jansen@mediadefence.org and +44 780 540 4089
  •  Gail Davidson, Executive Director, Lawyers’ Rights Watch Canada: lrwc@portal.ca and +1 604 738 0338
  •  Adrie van de Streek, Executive Director, Lawyers for Lawyers: info@lawyersforlawyers.nl and +31 626 274 390
  •  Mike Rispoli, Campaign and Media Strategy, Access Now: mike@accessnow.org and +1 732 890 5564
  •  HR Dipendra, Director, Media Defence – Southeast Asia: dipendra3000@gmail.com and +60 13 366 1222
  • Eva Galperin, Senior Policy Analyst, Electronic Frontier Foundation: eva@eff.org and +1 415 436 9333
  •  Benjamin Ismail, Head Asia-Pacific Desk, Reporters Without Borders: asie@rsf.org and +33 1 44 83 84 84
  • Mary Lawlor, Executive Director, Frontline Defenders: mary@frontlinedefenders.org
  •  Jo Glanville, Director, English PEN: jo@englishpen.org and +44 20 7324 2535
  •  François Cantier, Honorary President of Avocats Sans Frontières France, Avocats Sans Frontières Network: coordination@asf-network.com and +33 5 34 31 78 50
  •  Kirsty Hughes, Chief Executive, Index on Censorship: enquiries@indexoncensorship.org
  •  Agnes Callamard, Executive Director, Article 19: info@article19.org and +44 20 7324 2500

No comments:

Post a Comment